,

CỰU HỌC SINH CHUYÊN NGỮ CHIA SẺ VỀ HÀNH TRÌNH HỌC THIẾT KẾ

Minh Hiền (phải) giới thiệu với khách tham quan tại triển lãm của khoa Thiết kế Nội thất 4/2021. Chủ đề của triển lãm lần này xoay quanh những vật liệu tái chế.

Hiền từng xin vào Sài Gòn xin thực tập cho một studio Thiết kế nội thất. Nhưng rồi mình cũng xin thôi vì phần chưa đủ kiến thức, phần muốn xác định lại hướng đi. Khi về Hà Nội, mình tiếp tục xin thực tập ở studio kiến trúc, bắt đầu đọc sách về thiết kế, được các anh kiến trúc sư hướng dẫn. Mình bắt đầu nhắm đến Học viện Thiết kế và Thời trang London Hà Nội vì muốn theo đuổi nghề Thiết kế nội thất.

 Được ví như trường thiết kế danh giá Central Saint Martins của Việt Nam, Học viện Thiết kế và Thời trang London gây ấn tượng với những triển lãm tốt nghiệp hoành tráng của các chuyên ngành Thiết kế Thời trang, Đồ họa, Nội thất…

Mình được biết LCDF-Hanoi tập trung hoàn toàn vào thiết kế, không phải học các môn phụ không liên quan, chương trình học còn thúc đẩy cho mình sáng taọ mà không bị gò bó suy nghĩ. Và thật may mắn, mình đã trúng học bổng! Mách nhỏ cho các bạn ở CNN là khi còn đi học hãy dành thời gian trải nghiệm để biết bản thân thích gì nhé. Ở đây, các bạn ngoài sành hàng hiệu còn cả hệ sành về tư duy, lối sống nữa!

Lợi thế ngoại ngữ giúp Minh Hiền tự tin chủ động giao tiếp hơn với các giảng viên

Sinh viên LCDF được phá vỡ vỏ bọc an toàn của bản thân trước kia, là chính mình.

Học ở đây, sinh viên bọn mình được thỏa sức sáng tạo và theo đuổi hướng mình chọn trong thiết kế. Được học bài bản cách ra ý tưởng và hiện thực hóa sản phẩm, trình bày chuyên nghiệp. Thầy cô Anh quốc thì lắng nghe học sinh, giúp đỡ rất nhiều.

Bản thiết kế của Minh Hiền với đề bài yêu cầu Thiết kế không gian sống 30 m vuông.
Bộ ghế (phiên bản thủ nhỏ) được Minh Hiền thiết kế với khả năng có thể sửa chữa từng bộ phận, tất cả đều được làm bằng nguyên liệu tái chế.
Một phiên bản ghế với kích cỡ thực. Bạn có tin chiếc gỗ rất chắc chắn này làm từ vỏ hộp sữa nghiền vụn, ép lại?
Nếu mở cuốn sketch nặng tới vài cân này, bạn sẽ choáng ngợp vì hành trình kỳ công nghiên cứu và thử nghiệm để ra được chiếc ghế hoàn thiện. Minh Hiền đã phải đi tới các viện nghiên cứu, gặp gỡ những chuyên gia về tái chế, qua các studio xin vải vụn, thử các phương pháp cắt, ép khác nhau… Vất vả nhưng cực kỳ đáng để tích lũy kiến thức và trải nghiệm cho nghề đấy!

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Comments (

0

)

Tạo một blog trên WordPress.com

%d người thích bài này: